Trứng ngỗng kỵ với gì? Tác dụng của trứng ngỗng

Trứng ngỗng kỵ với gì? Trứng ngỗng là thực phẩm bổ dưỡng và thường được cá bà bầu quan tâm. Thế nhưng trứng ngỗ kỵ với tỏi, thịt thỏ, óc lợn, quả hồng và cuối cùng là sữa đậu nàng. Bởi nếu ăn chung trứng ngỗng với các thực phẩm này sẽ gây ra ngộ độc, nặng hơn có thể gây ra tử vong.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Trứng ngỗng kỵ với gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Trứng ngỗng là gì?

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gram, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt.

Trứng ngỗng là gì?
Trứng ngỗng là gì?

Đặc điểm của trứng ngỗng

Vỏ trứng

Vỏ của trứng ngỗng cứng. Điều này có lợi vì nó có nghĩa là trứng ngỗng có thời hạn sử dụng lâu hơn với khoảng sáu tuần trong tủ lạnh.

Màu sắc trứng

Vỏ trứng ngỗng luôn có màu trắng.

Tỷ lệ lòng đỏ và trắng

Kích thước trứng ngỗng lớn, tỷ lệ chênh lệch lòng đỏ và trắng cũng cao. Một quả trứng ngỗng tương đương 3-4 quả trứng gà.

Xem ngay: Nước dừa kỵ với gì? Lợi ích khi uống nước dừa

Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng

Trứng ngỗng có kích thước gấp 3 lần so với trứng gà, với chiều cao 113mm, đường kính 74mm và trọng lượng khoảng 340gr. Cụ thể, trong mỗi quả trứng ngỗng cung cấp khoảng 266.4kcal cùng với nhiều chất dinh dưỡng nổi bật như:

  • Chất đạm: 20gr.
  • Carbs: 1.9gr.
  • Chất béo: 19.1gr.
  • Choline: 379.3mg.
  • Nhóm vitamin B: 0.2mg vitamin B1, 0.6mg vitamin B2, 0.3mg vitamin B6, 7.3mcg vitamin B12,…
  • Vitamin E: 1.9mg.
  • Vitamin A: 269.3mcg.
  • Vitamin D: 2.4mcg.
  • Vitamin E: 1.9mg.
  • Vitamin K: 0.6mcg.
  • Nhiều khoáng chất như: 198.7mg natri, 302.4mg kali, 86.4mg canxi, 5.2mg sắt, 23mg magie, 299.5mg phốt pho, 1.9mg kẽm, 52.1mcg selen,…

Trứng ngỗng kỵ với gì?

Trứng ngỗng kỵ với tỏi

Cũng giống như trứng gà, trứng vịt, khi bạn ăn trứng ngỗng tuyệt đối không được ăn cùng với tỏi. Bởi nó có thể làm bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt là khi rán trứng, bởi khi tỏi cháy xem quá nhiều sẽ sinh ra chất độc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Trứng ngỗng kỵ với tỏi
Trứng ngỗng kỵ với tỏi

Trứng ngỗng kỵ với thịt thỏ

Theo Đông y, thịt thỏ có tính lạnh, mà hàm lượng chất đạm trong trứng ngỗng cũng có tính lạnh, hai chất này kết hợp với nhau sẽ kích ứng hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.

Trứng ngỗng kỵ với thịt thỏ
Trứng ngỗng kỵ với thịt thỏ

Trứng ngỗng kỵ với quả hồng

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa. Nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, bạn nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng (200 ml nước và 20 g muối). Nếu không bị buồn nôn, hãy uống nhiều lần để nôn hết chất độc hại trong cơ thể.

Trứng ngỗng kỵ với quả hồng
Trứng ngỗng kỵ với quả hồng

Trứng ngỗng kỵ với óc lợn (não lợn)

Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.

Trứng ngỗng kỵ với óc lợn (não lợn)
Trứng ngỗng kỵ với óc lợn (não lợn)

Trứng ngỗng kỵ với sữa nậu nành

Sữa đậu nành là thức uống quen thuộc, giàu chất dinh dưỡng. Nhưng bạn không bao giờ được uống sau khi đã ăn trứng ngỗng. Protein trong trứng kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ chất đạm.

Trứng ngỗng kỵ với sữa nậu nành
Trứng ngỗng kỵ với sữa nậu nành

Cùng với sữa đậu nành, trà xanh cũng là thứ đồ uống nghiêm cấm sau khi ăn trứng ngỗng. Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột – nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Tác dụng của trứng ngỗng

Trứng ngỗng giúp cung cấp protein

Lượng protein trong trứng ngỗng khá dồi dào, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ phát triển cơ bắp.

Trứng ngỗng tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin và khoáng chất có trong trứng ngỗng giúp hệ miễn dịch được tăng cường, khả năng phòng chống một số bệnh của cơ thể tốt hơn.

Trứng ngỗng tốt cho máu

Thành phần sắt trong trứng ngỗng giúp bổ sung sắt cho cơ thể, đây là nguyên tố rất cần thiết cho bà bầu, giúp bổ máu, hỗ trợ chữa chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Trứng ngỗng tốt cho máu
Trứng ngỗng tốt cho máu

Làm đẹp da khi ăn trứng ngỗng

Cũng giống như trứng gà, bạn có thể sử dụng lòng trắng trứng ngỗng để làm mặt nạ dưỡng da. Lượng albumin sẵn có trong trứng ngỗng giúp tăng độ đàn hồi cho làn da, hỗ trợ điều trị một số vấn đề cho da như mụn, nám.

Bà bầu ăn trứng ngỗng

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?

Có thể thấy, trong trứng ngỗng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các bà bầu có thể sử dụng thêm trứng ngỗng để bổ sung các chất dinh dưỡng cho bé trong thai kỳ và cho bữa ăn thêm đa dạng.

Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn trứng ngỗng quá thường xuyên vì ăn nhiều quá bất kỳ thực phẩm nào đều không hẳn là tốt. Hơn nữa, thành phần lipid trong trứng ngỗng có hàm lượng khá lớn, các bà bầu được chẩn đoán có nguy cơ tiền sản giật nên hạn chế ăn.

Xem thêm: Thịt thỏ kỵ với gì? Thịt thỏ nấu gì ngon?

Bầu mấy tháng ăn trứng ngỗng?

Theo kinh nghiệm từ những người đi trước truyền lại, bà bầu có thể ăn trứng ngỗng từ tháng thứ ba của thai kỳ. Lúc này, thai kỳ đã ổn định hơn, thai nhi cũng cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát triển khỏe mạnh. Còn trong 3 tháng đầu, đây là thời điểm nhiều bà bầu thường ốm nghén, việc ăn uống gặp khó khăn. Do đó, ăn trứng ngỗng có thể gây khó tiêu do hàm lượng chất dinh dưỡng trong trứng ngỗng cao.

Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là phù hợp?

Trứng ngỗng khá to (kích thước gần bằng 3 quả trứng gà ta), lại có hàm lượng dinh dưỡng cao, vì vậy, bà bầu chỉ nên bổ sung 1-2 lần một tuần chứ không nên ăn thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Mỗi lần số lượng sử dụng là 1 quả.

Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là phù hợp?
Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là phù hợp?

Cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu

Giống như các loại trứng khác, bạn có thể chế biến trứng ngỗng bằng cách luộc, chiên, kho, làm bánh. Các bà bầu lưu ý nên ăn trứng đã chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Lưu ý khi ăn trứng ngỗng

Khi ăn trứng ngỗng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Trong trứng ngỗng có hàm lượng lipid và cholesterol khá cao, đây là những chất không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng quá nhiều. Những người bị béo phì, thừa cân, mắc bệnh tim mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, tiểu đường nên hạn chế ăn trứng ngỗng.
  • Phụ nữ có thai cũng không nên sử dụng trứng ngỗng thường xuyên bởi nó làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ. Ăn trứng ngỗng khi mang thai không nên quá 3 lần/tuần. Đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng khác là yếu tố quan trọng nhất chứ không chỉ phụ thuộc vào một nguồn dinh dưỡng. 
  • Hơn nữa, trứng ngỗng khó tìm hơn trứng gà hay trứng vịt, do đó cũng không nhất thiết phải tìm ăn bằng được loại trứng này. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung dinh dưỡng qua một khẩu phần ăn đa dạng thức ăn theo mùa cùng các loại trứng gà, trứng vịt như thông thường. 

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Trứng ngỗng kỵ với gì? nhé!

Bài viết Trứng ngỗng kỵ với gì? Tác dụng của trứng ngỗng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Phạm Vũ Dương Sơn.



source https://phamvuduongson.com/kien-thuc/trung-ngong-ky-voi-gi-tac-dung-cua-trung-ngong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến