Nước dừa kỵ với gì? Những thời điểm hạn chế uống nước dừa

Nước dừa kỵ với gì? Nước dừa là thức uống thị nhiên với hương vị thơm và mát thanh khi uống. Thế nhưng nước dừa lại kỵ với hải sản, đá lạnh, thuốc (viên nén), socola (sô cô la). Bởi nếu uống nước dừa cùng những loại thực phẩm này sẽ gây tình trạng rối loại tiêu hoá.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Nước dừa kỵ với gì? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Nước dừa là gì?

Nước dừa là chất lỏng, trong, chứa trong quả dừa. Khi quả dừa già đi, nước dừa được thay thế bởi cùi dừa và không khí. Quả dừa non chứa rất ít cùi dừa, và lớp cùi này mỏng, rất mềm và khá trong.

Nước dừa là gì?
Nước dừa là gì?

Thành phần dinh dưỡng của nước dừa

Thông tin dinh dưỡng dưới đây do USDA cung cấp, trong 1 cốc 100% nước dừa, khoảng 240 gram chứa:

  • Lượng calo: 44.
  • Chất béo: 0g.
  • Natri: 64mg.
  • Carbohydrate: 10,4g.
  • Chất xơ: 0g.
  • Đường: 9,6g.
  • Chất đạm: 0,5g.

Một cốc nước dừa tươi cung cấp khoảng 10 gram carbohydrate. 100% nước dừa chứa khoảng 9 gam đường tự nhiên. Một số nhãn hiệu nước dừa được làm ngọt bằng cách bổ sung đường, vì vậy hãy kiểm tra nhãn dán cẩn thận trước khi lựa chọn các loại nước dừa đóng hộp.

Thường có ít hoặc không có chất béo (dưới 1 gam) trong nước dừa, nhưng một số nhãn hiệu đóng hộp nước dừa có thể chứa một lượng nhỏ chất béo. Nước dừa chứa một lượng nhỏ protein. Số lượng có thể thay đổi theo thương hiệu. Nước dừa là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, với 24mg chứa trong mỗi khẩu phần. Số lượng này chiếm khoảng 32% trong chế độ ăn được khuyến nghị (RDA) cho phụ nữ và 27% cho nam giới.

Thành phần dinh dưỡng của nước dừa
Thành phần dinh dưỡng của nước dừa

Nước dừa cũng chứa thiamin, vitamin B (khoảng 8% mức khuyến nghị). Các khoáng chất trong nước dừa bao gồm kali (404mg hoặc 16% lượng cung cấp đủ cho phụ nữ và 12% cho nam giới), mangan (0,5mg hoặc 28% lượng đủ cho phụ nữ và 22% cho nam giới). Nước dừa cũng cung cấp một lượng nhỏ magie, canxi, sắt, phốt pho, kẽm và đồng.

Xem ngay: Thịt thỏ kỵ với gì? Thịt thỏ nấu gì ngon?

Nước dừa kỵ với gì?

Nước dừa kỵ với chocolate (socola)

Đây là loại thực phẩm đầu tiên bạn không nên kết hợp với nước dừa. Vì trong chocolate có chứa một lượng lớn axit oxalic mà trong nước dừa lại chứa nhiều canxi và protein. Do đó, khi kết hợp với nhau chúng sẽ tạo thành canxi oxalat không hòa tan, đồng thời gây ra những cản trở hấp thụ canxi không tốt cho cơ thể.

Nước dừa kỵ với chocolate (socola)
Nước dừa kỵ với chocolate (socola)

Nếu vô tình sử dụng chung hai loại thực phẩm này thường xuyên, cơ thể rất dễ bị rơi vào tình trạng đau bụng, tiêu chảy, rụng tóc và đặc biệt là có thể làm chậm quá trình tăng trưởng của trẻ nhỏ.

Nước dừa kỵ với thuốc uống

Thói quen uống thuốc cùng với nước dừa của một số người sẽ trở nên vô cùng tai hại mặc dù vị ngọt của nước dừa sẽ giúp giảm vị đắng và khó uống của thuốc. Một số người còn cho rằng khi kết hợp hai thứ này với nhau sẽ không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Nước dừa kỵ với thuốc uống
Nước dừa kỵ với thuốc uống

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chung với nước dừa có thể tạo ra một lớp màng bám quanh thuốc. Bên cạnh đó lượng canxi, magie cũng như các loại khoáng chất khác có trong thuốc sẽ làm giảm công dụng của thuốc, khiến bệnh tình lâu khỏi hơn. Tương tự, bạn cũng không nên uống viên sắt với nước dừa.

Nước dừa kỵ với đá lạnh

Thật khó tin nhưng thực tế là đá lạnh cũng là thứ kiêng kỵ với nước dừa dù rằng đây là thói quen của rất nhiều người, vì đá lạnh sẽ làm cho nước dừa mát và dễ uống hơn. Tuy nhiên đây là một thói quen sai lầm mà bạn rất cần hạn chế.

Nước dừa kỵ với đá lạnh
Nước dừa kỵ với đá lạnh

Nguyên nhân là do đá lạnh có tính hàn và nước dừa cũng là loại thức uống có tính hàn. Việc dùng chung chúng với nhau sẽ khiến cho cơ thể dễ bị lạnh, gây ra tình trạng đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, cơ thể sẽ ớn lạnh, sốt nhẹ, thậm chí có thể sốt cao gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng.

Nước dừa kỵ với hải sản

Nếu câu hỏi là uống nước dừa nên kiêng ăn gì thì đáp án có hải sản trong đó. Đây là loại thực phẩm đại kỵ đối với người uống nước dừa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong hải sản và nước dừa đều chứa nhiều tính hàn. Nếu như kết hợp hai loại thực phẩm này chung trong một thời điểm thì người dùng sẽ có cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu.

Nước dừa kỵ với hải sản
Nước dừa kỵ với hải sản

Đặc biệt, những trường hợp bụng yếu, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, người mới ốm dậy hay những trường hợp bị thấp khớp và cảm lạnh thì không nên sử dụng hai loại thực phẩm trên cùng lúc.

Lợi ích khi uống nước dừa

Uống nước dừa giảm nguy cơ mất nước

Nhờ nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nó đã được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân.

Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, tạm biệt nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước.

Nước dừa giảm vấn đề về tiết niệu

Nếu bạn uống nước dừa thường xuyên có thể làm giảm các vấn đề về tiết niệu. Những người bị bệnh tiểu rắt, và các bệnh tiết niệu khác nên uống nhiều nước dừa để làm giảm triệu chứng của bệnh.

Có lợi cho hệ tiêu hóa

Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.

Có lợi cho hệ tiêu hóa
Có lợi cho hệ tiêu hóa

Ngoài ra, nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột. Bạn có thể áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê dầu ôliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (ít nhất ba ngày/ tuần). Đối với các vấn đề về táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống một cốc nước dừa ngày 2 lần.

Nước dừa tốt cho tim mạch

Theo các nhà nghiên cứu, những nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.

Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.

Nước dừa giúp làm đẹp da

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Bên cạnh đó trong nước dừa có chứa acid lauric có thể giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da.

Vì vậy, chỉ cần áp dụng thoa nước dừa lên vùng da xấu xí mỗi tối trước khi đi ngủ có thể giúp hạn chế mụn trứng cá, nếp nhăn, vết rạn, ngứa da và eczema.

Giúp giảm cân

Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, nước dừa là một trong những loại nước tốt nhất bạn có thể uống. Thay vì các loại sinh tố hay đồ uống nhiều calo, nước dừa là lựa chọn tuyệt vời nhất nếu bạn muốn một loại nước vừa tự nhiên, vừa ngon, giúp cơ thể khỏe và đẹp. Nước dừa rất giàu chất dinh dưỡng, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể.

Giúp giảm cân
Giúp giảm cân

Quá trình trao đổi chất hoạt động thích hợp sẽ điều hòa tốt lượng đường trong máu, từ đó giúp kiểm soát các cơn thèm ăn không đáng có. Khi kết hợp nước dừa vào chế độ ăn kiêng, bạn sẽ thấy việc giảm cân trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Do khả năng điều hòa lượng đường máu tốt, nước dừa cũng được coi là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Xem ngay: Quả bơ kỵ với gì? Cách chọn bơ ngon không bị đắng

Tăng cường năng lượng

Do đặc tính dồi dào vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng hơn hẳn các thức uống khác, nước dừa là một thức uống tăng cường năng lượng tuyệt vời.

Trong đó, nước dừa có chứa ít đường và hàm lượng natri ít hơn hẳn so với các nước uống thể thao khác nhưng lại có nhiều kali, canxi vàchloride giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng của cơ thể cho bạn năng lượng tối ưu.

Uống nước dừa tăng cường hệ miễn dịch

Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm acidlauric, chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho. Trong thực tế, lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối.

Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.

Những thời điểm hạn chế uống nước dừa

Đừng uống nước dừa khi vừa đi nắng về

Theo dân gian truyền miệng thì nước dừa không phải loại nước nên uống khi vừa đi nắng về, vì dễ gây tình trạng “trúng gió”. Các triệu chứng thường gặp là đầy bụng, ớn lạnh, muốn sốt, thậm chí sốt cao.

Đặc biệt, những người vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc mất sức, nặng nhọc thì càng không nên vội vã uống nước dừa, vì có thể dẫn đến việc giảm sức dẻo dai, tay chân buồn rũ và phản xạ kém nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải để cơ thể nghỉ ngơi trước và khi uống thì từ từ từng chút một.

Đừng uống nước dừa vào buổi tối muộn

Buổi tối muộn là thời điểm bạn không nên uống loại nước này vì cơ thể sau một ngày làm việc đã mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Nếu uống nước dừa vào lúc này, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể có nguy cơ bị nhiễm lạnh, dễ mắc bệnh, xương khớp cũng rã rời và cảm thấy đuối sức.

Thời điểm thích hợp để uống nước dừa nhất trong ngày là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể. Và cũng không nên uống lúc bụng quá đói hoặc quá no. Khi uống nên cho thêm một ít muối để giúp dạ dày dễ hấp thu hơn, hạn chế tình trạng chướng bụng, khó tiêu.

Một ngày nên uống bao nhiêu nước dừa

Các chuyên gia khuyên chỉ nên dùng nước dừa như một loại nước giải khát, không nên uống quá nhiều trong một khoảng thời gian dài. Trong hai quả dừa sẽ chứa đến 140 Kcal năng lượng. Điều này sẽ gây nên tình trạng béo phì, thừa cân và là tạo thêm áp lực cho thận. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống nước dừa đúng lúc, đúng cách với liều lượng hợp lý.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến lượng đường trong nước dừa. Nguyên tắc chung để bảo vệ sức khỏe là lượng đường ngọt hấp thụ nhanh của mỗi người trong một ngày tốt nhất không nên vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, chỉ nên ở khoảng 180-200 kcal. Vì thế, khi đã uống nước dừa, chúng ta nên hạn chế ăn các loại hoa quả, đồ uống có nhiều đường.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn thì bạn đã biết được Nước dừa kỵ với gì? nhé!

Bài viết Nước dừa kỵ với gì? Những thời điểm hạn chế uống nước dừa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Phạm Vũ Dương Sơn.



source https://phamvuduongson.com/kien-thuc/nuoc-dua-ky-voi-gi-nhung-thoi-diem-han-che-uong-nuoc-dua/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến