Cây sả có tác dụng gì

Củ sả hay củ xả? Củ sả là ĐÚNG chính tả, còn củ xả là SAI chính tả. Tuy nhiên, tại sao lại được gọi như vậy?. Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé.

Củ sả hay củ xả?

Thông thường thì rất nhiều người cũng hay gọi là “củ xả”, bởi gần như 2 từ này phát âm gần giống nhau. Nhưng theo như các giáo sư thì đúng chính tả sẽ là “củ sả”.

Cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8m đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trồng khắp nơi.

Củ sả hay củ xả?
Củ sả hay củ xả?

Cây sả từ xưa đến nay được người đời sử dụng một cách triệt để từ gốc đến ngọn, dùng tươi, phơi khô, ướp lạnh, chế biến thành nhiều dạng thành phẩm khác nhau.

Cây sả có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống. Phần thân cây là khá cứng để có thể ăn, ngoại trừ phân thân non và mềm bên trong. Tuy nhiên, người ta có thể thái nhỏ và thêm vào trong các gia vị.

Xem ngay: Bí đỏ kỵ gì? Những điều cần lưu ý khi sử dụng bí đỏ

Củ sả là gì?

Chi Sả (danh pháp khoa học: Cymbopogon) là một chi chứa khoảng 55 loài trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu Thế giới. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm và cao. Tên gọi thông thường là sả.

Cách trồng củ sả

Cách trồng cây sả không hề khó, bởi đây là loài cây dễ sinh trưởng, lại cần rất ít dinh dưỡng nên bà con dễ dàng nhân giống ra thành quy mô lớn. Nắm rõ những thông tin Phạm Vũ Dương Sơn sắp chia sẻ bên dưới đây, sẽ giúp bà con sở hữu những bụi sả phát triển tốt, to và bụ bẩm.

Cách trồng củ sả
Cách trồng củ sả

Kỹ thuật trồng sả nhân giống ở nông thôn

Ở dưới quê người ta nhân giống sả khá đơn giản, một bụi sả theo thời gian sẽ càng đẻ nhiều nhánh, rồi phát triển thành cây trưởng thành. Kích thước bụi càng lớn, các cây bên trong không có không gian phát triển, dẫn đến còi cọc, lá rụng dần.

Để xử lý vấn đề đó, bà con thường tách bụi ra trồng ở những khóm đất khác. Cứ mỗi bụi lớn tách thành 5-6 bụi nhỏ, tìm vị trí đất cao ráo, không úng nước, không khô cằn, đào hố, bón lót chút phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục rồi trồng sả vào, tưới nước và đợi vào ngày cây sẽ cắm rễ phát triển.

Kỹ thuật trồng sả nhân giống ở nông thôn
Kỹ thuật trồng sả nhân giống ở nông thôn

Kỹ thuật trồng sả trong nước

Cách này áp dụng cho người sống ở thành phố, sả không còn rễ, chỉ còn gốc nên cần áp dụng phương pháp trồng trong nước với các bước như sau:

Bước 1:

Cắt bỏ phần ngọn của nhánh sả sao cho chiều dài nhánh sả còn khoảng 15cm. Ngâm sả vào nước rồi đặt ở nơi thoáng mát có ánh sáng mặt trời.

Bước 2:

Khoang 2 ngày sau, bạn sẽ thấy sả bắt đầu mọc rễ và sau khoảng 1 tuần bắt đầu đâm lá.

Bước 3:

Cứ vài ngày thì chú ý thay nước một lần nhé. Đều đặn như vậy thì sau khoảng 2 tuần, nhánh sả của bạn sẽ ra đủ lá và rễ để có thể trồng thành cây.

Kỹ thuật trồng sả trong nước
Kỹ thuật trồng sả trong nước

Bước 4:

Tiến hành trồng cây sả vào đất. Khoảng 2 – 3 ngày đầu, các bạn cần tưới đẫm đất để cây nhanh thích nghi với môi trường mới. Sang tuần thứ 3 là cây sẽ bắt đầu phát triển bình thường rồi.

Kỹ thuật trồng sả trong thùng xốp

Cách này tương tự như 2 cách trên thôi, nhưng thay vì việc trồng vào đất hay chậu gì đó, bạn có thể trồng vào thùng xốp cho sạch sẽ. Các bước xử lý cây giống vẫn tương tự như 2 cách trên.

Tuy nhiên, ở cách trồng này, bạn cần chuẩn bị đất trồng thất kĩ lưỡng để có đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển. Đáy chậu nhớ để lỗ thủng để thoát nước, tránh ngập úng cho cây.

Bài viết Cây sả có tác dụng gì đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Phạm Vũ Dương Sơn.



source https://phamvuduongson.com/tin-tuc/cay-sa-co-tac-dung-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến