Củ riềng và củ gừng?

Củ riềng và củ gừng? Đâu là cách phân biệt 2 loại củ này dễ dàng nhất? Thông thường thì chúng ta sẽ phân biệt chúng bằng hình dáng, mùi vị, cách trồng,…Để hiểu rõ hơn về củ riềng và củ gừng cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Phạm Vũ Dương Sơn nhé!

Củ riềng và củ gừng?

Củ riềng là gì?

Chi Riềng (danh pháp khoa học: Alpinia) là một chi thực vật lớn, chứa trên 240 loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Các loài trong chi này có mặt tại các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á và các đảo trên Thái Bình Dương, và có nhu cầu lớn như là những loại cây cảnh do những bông hoa sặc sỡ của chúng.

Củ riềng là gì?
Củ riềng là gì?

Các loài thực vật này được trồng từ các thân rễ lớn. Thân cây là các lá phiến ôm sát nhau thành bẹ, giống như ở các loài chuối. Hoa mọc trên các thân khí.

Xem ngay: Chân gà bao nhiêu calo? Chân gà ăn nhiều có béo không?

Củ gừng là gì?

Gừng (danh pháp hai phần: Zingiber officinale) là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Nó được William Roscoe đặt danh pháp chính thức năm 1807, mặc dù nó đã được các tác giả khác đặt cho một loạt các danh pháp khác từ trước đó.

Củ gừng là gì?
Củ gừng là gì?

Chẳng hạn như từ trước năm 1753 khi Carl Linnaeus đưa phân loại học thành một khoa học – như Zingiber majus công bố năm 1747 của Georg Eberhard Rumphius (1627-1702), hay Amomum zingiber của chính Carl Linnaeus năm 1753.

Cách phân biệt củ riềng và củ gừng

Dựa vào hình dáng

  • Củ gừng: Củ gừng có nhiều nhánh có kích thước trung bình từ 3 – 7 cm. Bên ngoài có một lớp vỏ mỏng màu vàng nhạt. Củ gừng dễ tróc vỏ. Bên trong ruột có màu vàng đậm. Lúc còn non gừng sẽ có nhiều bột, còn khi già thì gừng có nhiều xơ.
Cách phân biệt củ riềng và củ gừng
Cách phân biệt củ riềng và củ gừng
  • Củ riềng: Củ riềng cũng có kích thước trung bình 3 – 5 cm, khi còn non sẽ có màu đỏ nâu, lúc già thì nghiêng sang màu vàng nhạt. Ở mỗi củ sẽ có từng đốt kích thước không đều nhau, bên ngoài củ riềng có lớp vảy bao phủ, vỏ bóng, và cứng hơn so với củ gừng.

Dựa vào mùi vị

  • Củ gừng: Vị hắc, ngọt nhưng hơi cay.
  • Củ riềng: Vị hắc, thơm và hơi cay nhẹ.

Dựa vào cách trồng

  • Củ gừng: Thường được trồng vào tháng 1 – 2, tháng 10 – 12 có thể thu hoạch gừng. Thời gian sinh trưởng của nó là tầm 8 – 10 tháng.
  • Củ riềng: Thường được trồng từ tháng 2 – 5, thì tháng 7 – 11 có thể thu hoạch được riềng. Thời gian sinh trưởng của nó tầm 5 – 6 tháng.

Xem thêm: 1 củ khoai tây bao nhiêu calo?

Cách sử dụng củ riềng và củ gừng

Gừng được sử dụng trong các món canh, kết hợp với các loại rau có tính mát nhằm làm ấm bụng, tăng hương vị, hạn chế tính hàn của thực phẩm. Gừng cũng được dùng để chế biến kết hợp với các loại thịt có tính mát như thịt bò, thịt trâu hay các loại hải sản như nghêu, cá… nhằm giảm mùi tanh và tăng hương vị của món ăn.

Riềng thường được sử dụng trong các món kho như cá trắm kho riềng,… hay các món ăn như heo giả cầy, mắm cá, canh chua… giúp tăng hương vị món ăn đồng thời cung cấp các dưỡng chất như natri, sắt….

Củ gừng và củ riềng cùng có tính nóng và vị cay, được nhiều người sử dụng tuy nhiên phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Phạm Vũ Dương Sơn bạn đã có thể phân biệt được dễ dàng củ riềng và củ gừng khác nhau như thế nào nhé!

Bài viết Củ riềng và củ gừng? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Phạm Vũ Dương Sơn.



source https://phamvuduongson.com/kien-thuc/cu-rieng-va-cu-gung/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến